Vấn đề heo con sinh ra chết nhiều không chỉ là vấn đề của riêng trại bạn, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nuôi heo nái để từ đó bạn có cái nhìn tổng quan về cách nuôi heo, giúp bạn có cách chăm sóc nái tốt hơn từ đó hạn chế tỉ lệ heo con bị chết nhiều khi sinh ra.
1. Trước khi heo nái đẻ kiểm tra sữa xem đã xuất hiện ở bầu vú heo nái chưa, âm hộ sưng? Hay có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ chưa?… những dấu hiệu đó chỉ ra heo sắp đẻ.
Một đến 2 ngày trước ngày đẻ dự kiến, âm hộ của heo sưng và trở nên đỏ. Ta cũng có thể thấy một vài chất dịch long từ bầu vú và dịch nhầy xuất hiện rõ ở âm hộ.
2. Kiểm tra heo đẻ mỗi giờ trong lúc heo nái đẻ: Nếu trong nhiều giờ trôi qua mà không thấy con nào đẻ nữa, kiểm tra xem liệu có phải lứa đẻ này ít con hơn so với dự kiến. Nếu chỉ một vài nhau thai xuất hiện và nhìn mẹ có vẻ mệt mỏi thì cần hỗ trợ sản khoa( htsk). Htsk sẽ gây stress cho heo nái, sự co bóp của nái sẽ trở nên yếu đi ở những giờ tiếp theo, vì vậy sẽ làm chậm quá trình đẻ. Do đó chỉ thực hiện htsk khi thực sự cần thiết.
Ghi chú lại số lượng heo đẻ ra tại thời gian kiểm tra heo: Bảng này cần được in ra trên thẻ nái đẻ kiểm tra và ghi lại số lượng heo đẻ ra và thời gian kiểm tra heo.
Trong quá trình heo đẻ, trong 2h phải đẻ được ít nhất 4 con, và 1h tiếp theo cần đẻ ít nhất 1 con nữa. Thực hiện htsk nếu thấy heo con đã khô và nhìn heo mẹ có vẻ như muốn đẻ thêm heo con( chân đạp, heo không ăn, không đứng dậy...)
Một quá trình đẻ bình thường của nái sẽ diễn ra trong vòng 4h-6h. Khi nái đẻ mà kéo dài thời gian giữa các heo con của chúng, lâu lâu mới ra một con thì ổ đó ít heo con. Khi đẻ nhiều con thì nái đẻ nhanh, thời gian ra giữa các con heo cũng ngắn lại.
Nhìn chung cứ 20 phút sẽ có 1 con heo con đc sinh ra, đôi khi sẽ lâu hơn, nếu sự dừng lại quá lâu có nghĩa là nái đã ngưng đẻ, nên thực hiện htsk để tránh nguy cơ thai chết lưu. Nếu tỉ lệ thai chết lưu cao thì cần thực hiện kiểm tra ban đêm.
Hình ảnh heo nái đã đẻ xong có hỗ trợ sản khoa 3 lần( 3 cái bao tay).
3. Giúp heo con nhỏ và yếu ớt bú sữa và cần chắc chắn chúng đủ sữa đầu từ heo mẹ. Nếu cần thiết, đặt chúng dưới đèn úm để cho chúng ấm: Thật sự khó khăn cho heo con còi và yếu bú sữa mẹ. Nếu chúng bị đói và lạnh, điều đó sẽ làm phá hủy bề mặt ruột của heo con, gây tiêu chảy. Phải vắt sữa đầu heo nái vào trong miệng heo con hoặc có thể lấy từ ngân hàng sữa( việc này khá khó khăn trong chuồng đẻ, thường thì heo con còi yếu thì sẽ bị giết).
Hình ảnh góc úm của heo con
4. Kiểm tra xem liệu quá trình đẻ đã kết thúc chưa, nếu có vấn đề cần kiểm tra. Khi thấy heo nái lâu không đẻ heo con ra nữa, cần kiểm tra xem nó đã đẻ xong chưa hay có thể có thai chết lưu ở trong tử cung. Nếu heo nái trong có vẻ yên bình, có xu hướng quan tâm tới heo con, bắt đầu ăn, có nhau thai ra ngoài thì có nghĩa là heo nái đã đẻ xong. Nếu có vấn đề gì khác cần thực hiện hỗ trợ sản khoa.
5. Kiểm tra sức khỏe của heo nái, cảm nhận xem vú heo nái có cứng hay không,
Nếu thực hiện không tốt trong chuồng đẻ có thể gây ra nhiều hậu quả : Những trường hợp nái đẻ có vấn đề nếu nái không được phát hiện để hỗ trợ kịp thời, heo nái sẽ yếu và việc tiết sữa sẽ ít, heo con sẽ chết.
Sẽ có nhiều heo con chết vì bị thiếu oxy( lúc đẻ ra bị bao bởi màng bọc hoặc bị ngạt trong tử cung của heo nái). Heo con yếu sẽ chết vì không có sữa đầu và bị lạnh.
Về việc vắt sữa cho heo con yếu, còi, nhỏ: Cần tìm 1 nái đang đẻ hay mới đẻ, nái đó cần ở trạng thái yên tĩnh, dùng tay vắt như vắt sữa bò sau đó đưa cho heo con uống, có thể dùng xyranh.
Chúc bạn thành công.
0 Nhận xét