Heo con khác với đàn ông ở chỗ, bầu vú to thôi chưa đủ mà còn phải nhiều sữa.






 Những lưu ý về Bầu vú của heo nái trong giai đoạn chăm sóc heo con.

Sữa heo nái là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của heo con, vì vậy nên người chăn nuôi cần lưu ý làm sao để giữ cho heo nái có một bầu vú tốt, nhiều sữa cho heo con bú.

Trong quá trình chăm sóc heo con, cần quan sát, nái nào bị cạn sữa, cần lưu ý để chuyển heo con đến nái mẹ nuôi, tránh trường hợp heo con bị chết do đói.

Dưới đây là một số trường hợp mình gặp trong quá trình chăm sóc heo .

    

Đây là hình ảnh heo con đói, tranh dành nhau bình sữa ngoài, xúm nhau lại để uống sữa(thực ra nhìn nó rất ướt và xù lông nhưng do chụp bằng iphone nên ảnh bị lệch đi).

Giờ mình sẽ chỉ cho các bạn biết thế nào là bầu vú đẹp, nái nuôi con tốt và thế nào là bầu vú xấu, làm heo con bị đói.



Đây là hình ảnh một con nái đẹp, mới sinh lứa thứ 4 được 14 ngày. Nái có 14 vú, những vú càng gần về tim thì càng có nhiều sữa. Những vú ở sau, có 2 vú bị teo lại do ở những lứa trước, nhân viên chỉ cho  heo nái chăm sóc 12 con nên những vú sau heo con ít bú nên bị tắc và ít hoạt động.

Do vậy nên nếu muốn các vú đều hoạt động tốt thì ta cần cho heo con bú đủ các vú heo mẹ có, trừ trường hợp 1 vài heo con trong đàn bị đói do heo mẹ không đủ sữa  thì nên giữ tối đa lượng heo con mà heo mẹ có thể nuôi tốt.

Đối với con nái này, nó không chỉ nuôi tốt heo của nó mà khi được làm nái mẹ nuôi, nó vẫn đảm bảo tốt những heo con của nái khác. 



Đây là hình ảnh heo nái cạn sữa, heo nái này cũng mới lứa thứ 4 và mới sinh con được 14 ngày.

Heo con của nái này rất tệ, đói và đang có tình trạng tệ đi nếu không được trợ giúp chuyển đi cho nái khác nuôi. 

Nái này sau khi đẻ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, sốt, bỏ ăn. Đã được điều trị bằng thuốc có chứa thành phần là pennicilin.

Vậy tại sao vú của heo nái lại trở nên teo tóp, cạn sữa như vậy? 

Mình sẽ trả lời câu hỏi này với những quan sát được từ farm mình đang làm chứ không phải theo lý thuyết nào cả.

+ Heo nái khó đẻ, lúc đẻ hỗ trợ nhiều, sau khi đẻ xong có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, bỏ ăn… được tiêm thuốc và sau đó bắt đầu mất sữa dần dần.

+ Heo nái bị đau chân, cũng làm heo nái thấy mệt mỏi, giảm ăn và heo con cũng bắt đầu đói vì không có sữa tiết ra từ heo mẹ. 

+ Heo nái bị viêm tử cung, sau 5 ngày sinh nhưng dịch nhầy màu trắng vẫn xuất hiện ở âm hộ. Heo nái bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, giảm ăn… giảm sữa.

+ Heo nái được chuyển làm nái mẹ nuôi, ban đầu nó chăm con của nó rất tốt, sau đó, khi được làm nái mẹ nuôi, nó bắt đầu bị stress và ngưng sữa, heo con bắt đầu đói(chỉ một vài trường hợp)

+ Heo nái sót con, sót nhau. Một vài trường hợp heo nái sau khi sinh mệt mỏi chán ăn, kĩ thuật viên nghĩ rằng bị sốt hay bị gì đó nên tiêm kháng sinh, nhưng sau 2-3 ngày tự nhiên thấy vài heo con chui ra, một vài trường hợp là nhau thai ra cùng con. Trường hợp này một vài heo nái bị chết vì bị viêm nhiễm nặng, một vài con sống thì sau khi được  trị, nái hoàn toàn mất sữa, không thể nuôi con. 

+ Heo nái quá béo, vì lượng thức ăn ăn vào chủ yếu cung cấp năng lượng cho bản thân nái .

+ Heo nái có bầu vú và núm vú quá to, nhưng lại nuôi những heo con quá bé, sau một thời gian, heo con không đủ khả năng để kích thích vú của heo nái tiết sữa, dẫn đến tắc sữa heo nái. 

+ Heo nái bị sock nhiệt, do trời nắng nóng quá, thay đổi nội tiết, heo nái cũng bị mất sữa.

+ Heo nái bị trầy vai nặng.

Những trường hợp trên sau khi được trị kịp thời, một vài heo nái vẫn có khả năng tiếp tục tiết sữa còn một số con thì không, tùy vào thể trạng khác nhau của nái.

Một vài trường hợp khi phát hiện heo con bị đói, nhưng thấy bầu vú của heo nái chưa thực sự xấu, bên farm mình đã thử chuyển những con heo con cỡ 21 ngày tuổi vào sống với con nái đó, mục đích là để những con heo con to khỏe đủ để kích thích heo nái tiết sữa. Còn nếu không được thì buộc phải cai sữa cho heo nái 

Farm này được cung cấp lượng thức ăn tự động hóa, cho nên khả năng heo cạn sữa vì thiếu dinh dưỡng là hầu như không phải nguyên nhân.

Trên đây là những nguyên nhân mà trại mình gặp phải trong vấn đề heo nái bị mất sữa, cạn sữa, thực ra thì tỉ lệ heo nái như thế này không cao lắm. Nếu nái bị đau chân hay bị viêm tử cung.. thì chỉ cần dùng thuốc trị, nái ổn thì tiếp tục giữ cho con bú còn không thì cai sữa, nếu tệ quá thì bán loại.

Trong quá trình chăm sóc heo ở farm, mình rút ra được một số cách để chăm sóc cho heo nái khỏe mạnh và có nhiều sữa cho heo con bú.

+ Khi heo naí mang thai, cần cho heo nái sống trong môi trường thoải mái, tự do( như ở Đan Mạch, họ cho heo nái sống trong chuồng đi lại thoải mái) khi đó nái sẽ khỏe mạnh hơn và ít gặp trường hợp khó đẻ.

+ Thức ăn tốt, chất lượng, đủ dinh dưỡng và lượng thức ăn phù hợp là yếu tố quan trọng giúp cho nái khỏe mạnh và tiết sữa tốt, heo con sinh ra không quá to gây trường hợp đẻ khó.

+ Khi nái sinh cần quan sát và hỗ trợ nái đúng cách và kịp thời để phát hiện ra vấn đề giúp nái khỏe hơn sau khi sinh

+ Cần đảm bảo toàn bộ số vú heo được hoạt động tốt bởi heo con, để các lứa sau vú không bị teo lại.

+ Không để heo nái quá béo, cần chú ý lượng ăn vào cho nái. Không lấy những con nái quá béo làm nái mẹ nuôi .

+ Cần quan sát heo nái mỗi ngày, xem có bị trầy vai hay bị vấn đề gì về chân móng hay không, nếu có cần hỗ trợ kịp thời cho nái( sẽ bàn đến trong những bài sau).

+ Cung cấp cho nái môi trường nhiệt độ thích hợp để tránh làm nái bị stress.

+ Khi nái bắt đầu bỏ ăn, cần chú ý quan sát và tìm ra nguyên nhân để chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng xấu diễn ra.

Trên đây là những biện pháp  mà trang trại chăn nuôi ở Đan Mạch của mình sử dụng, vì đây là nái công nghiệp, nuôi hàng nghìn con cho nên nếu chữa trị mà vẫn mang lại lợi ích kinh tế thì nên chữa, còn không thì sẽ bán loại.

+ Đây là tình huống mình gặp khi đi làm ở farm và cách mình thực hiện khi gặp bầy heo con bị đói.



Đây là bầy con bị đói và bị tiêu chảy, nhìn lông nó ướt, bẩn, vì heo mẹ không đủ sữa cho nó nên heo con sẽ tìm đến bình sữa ngoài để uống nhiều hơn, rồi nó thường hay chui vào góc chuồng dưới bóng đèn sưởi cho ấm vì người heo con khi đói thường bị ướt .

Khi thấy trường hợp như thế này mình sẽ đi tìm 1 con heo nái khác để làm nái mẹ nuôi. Nái này cần có bầu vú tốt, heo con của nó nhìn to, khỏe, thể trạng nái trung bình, heo đẻ tầm lứa thứ 3,4( vì những heo nái này có kinh nghiệm nuôi con tốt), không bị trầy vai hay chân móng, ăn tốt và mình đặc biệt sẽ chọn nái có núm vú nhỏ, vì những con heo con này quá nhỏ nếu chọn nái có bầu vú và núm vú to, nó sẽ không đủ sức để kích thích vú tiết sữa.

Sau khi đổi con cho nhau giữa 2 con nái, mình cần cung cấp máng uống nước cho heo con bị đói, cung cấp thêm đèn sưởi và mùn cưa để làm ấm heo con( đối với heo con nhiệt độ và sữa mẹ rất quan trọng cho sự sống còn, nếu heo con tiếp tục bị ướt, lạnh thì nó sẽ sử dụng năng lượng dự trữ của cơ thể để làm ấm, từ đó nó lại càng yếu và sẽ chết). 

Rồi mình sẽ tiến hành quan sát liệu những con heo con to khỏe có thể kích thích được núm vú của con nái bị mất sữa kia không? Nếu heo con to khỏe bị đói mình sẽ tiến hành cai sữa cho heo nái và tìm heo nái nuôi khác cho những con heo con to kia, nếu đủ 21 ngày tuổi thì mình sẽ chuyển chúng vào chuồng cai sữa.

 Còn những con heo con nhỏ bị đói kia mình cũng cần đặc biệt chú ý xem tình trạng tiến triển của nó như thế nào để kịp thời giải quyết.


Những việc làm này thực sự không khó, chỉ cần mình để ý, quan sát kĩ con heo của mình, tìm nái phù hợp để làm nái mẹ nuôi thì chắc chắn heo con sẽ không bị chết do đói. Việc này cần được phát hiện và thực hiện sớm, vì nếu để càng lâu, heo con càng đói và nguy cơ khi chuyển sang nái khác, heo con bị stress và chết rất nhanh. 

Sau khi chuyển cho nái mẹ nuôi cần quan sát cỡ 1 tuần, sau 1 tuần rồi mới tiếp tục chuyển nếu heo con không có dấu hiệu tiến triển và heo mẹ có hiện tượng mất sữa do bị stress, nếu cứ chuyển liên tục thì chắc chắn heo con sẽ bị chết nhiều. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét