Bạn đã bao giờ thấy một đàn heo mang thai sống chung với nhau trong một khu chuồng rộng chưa? Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi tại sao những nhà chăn nuôi heo thành công trên thế giới lại chọn cách nuôi này? Bài viết này tôi xin chia sẽ cho mọi người những lý do tại sao mà người chăn nuôi ở Đan Mạch lại nuôi heo thả tự do như vậy.
Lần đầu tiên đến trang trại làm việc, có 2 điều để lại ấn tượng nhất cho tôi là cho heo nái ăn rơm và heo mang thai ở chung tập thể với nhau. Mắt tôi thật sự sáng lên khi nhìn thấy những con heo nái mang thai chơi đùa với nhau, đi lại thoải mái trong chuồng. Khi đó tôi thật sự thắc mắc liệu những con heo này có khi nào cắn nhau không? Liệu mang thai mà sống chung vậy có bị sẩy thai? Ăn như vậy có đủ no không? Nuôi như thế này liệu có mạng lại lợi ích kính tế cho trại không?....Và vì rất tò mò với kĩ thuật nuôi này nên tôi đã quan sát những con nái này rất kĩ cộng thêm những lời giải thích của quản lý và các bài báo tôi đọc được về chăn nuôi heo ở Đan Mạch nữa. Xin được chia sẽ với mọi người như sau:
+ Lợn nái có bản chất thống trị trong bầy đàn nhưng điều đó không ảnh hưởng lâu dài. Ta cần biết tại sao người ta lại xây riêng từng ô chuồng cho nái chứ không phải thả cho sống chung? Theo các nghiên cứu về tập tính của lợn thì lợn có tính thống trị bầy đàn, do đó người ta sợ khi nuôi nhốt chung chúng sẽ cắn nhau và sẽ dẫn đến nhiều thương tích và thậm chí là bị sẩy thai. Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm lý do mà lợn nái cắn nhau? Đó là vì chúng muốn phân cấp thứ bậc trong đàn, chúng sẽ cắn nhau để tránh giành ngôi vị đó trong chuồng khoảng vài ngày sau khi vào sống chung với nhau và sau đó sẽ hết dần. Điều chúng ta lo lắng là khi cắn nhau như vậy liệu nái có bị sẩy thai không? Khi được hỏi điều này thì quản lý có hỏi ngược lại tôi khi nào thì nái có khả năng bị sẩy thai? 5-25 ngày trước phối. Sau khi xác định nái đã mang thai được khoảng 25 ngày chúng tôi sẽ tiến hành di chuyển nái từ trong chuồng phối( lúc này chúng vẫn được nuôi trong lồng đẻ) vào chuồng mang thai để ở tập thể, sắp xếp những con nái có kích cỡ như nhau vào một chuồng khác nhau, con nào quá gầy hoặc quá nhỏ sẽ cho vào chăm sóc ở một khu chuồng riêng. Lúc này nếu có cắn nhau thì cũng không phải là vấn đề phải lo lắng.
+ Liệu có khó quản lý những con nái mang thai khi chúng ở chung với nhau? Trong chăn nuôi truyền thống đây cũng là lý do mà ngừơi ta nhốt heo vào trong khung chuồng. Câu hỏi đặt ra là có thực sự cần thiết phải nhốt heo vào trong chuồng mới quản lý đựơc không? Con ngừơi có cần ngày nào cũng phải có mặt ở đó để quan sát sự tiến bộ của heo? Khi làm việc ở Đan Mạch chúng tôi chỉ vào chuồng mang thai 2 lần/ngày. Đó là buổi sáng và buổi chiều khi cho nái ăn, lúc đó sẽ quan sát xem con nào bị đau chân, con nào không đứng dậy ăn, những vấn đề xảy ra trong chuồng, sau đó đánh dấu lại những con có vấn đề để trị chúng. Điều này chỉ tốn khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày cho việc quản lý heo nái mang thai. Thời gian còn lại chúng sẽ chơi đùa nghỉ ngơi mà không cần có sự có mặt của con người.
+ Phúc lợi động vật tăng: đây cũng là lý do mà người ta đã nghiên cứu ra kiểu chuồng nái mang thai như thế này. Heo đựơc đi lại thoải mái, chơi đùa với nhau, ăn uống đầy đủ. Nhưng có thực sự vì lý do này mà nhiều nhà chăn nuôi lại quyết định đầu tư vào kiểu chuồng này không? Họ phải nhận thấy được nhiều lợi ích khác, hiệu quả hơn ngoài phúc lợi động vật khi đó họ mới quyết định thay đổi cách nuôi.
+ Có nhiều cách để xây chuồng cho nái mang thai ở tự do, có thể đỡ hết toàn bộ khung sắt, chỉ để trống chuồng cho nái, có thể như bên Đan Mạch, vẫn có chuồng cho nái ra vào tự do và cũng có chỗ cho nái vui chơi đi lại khi muốn.
Các bạn có thể thấy như trên hình. Khi một con nái nào bị bệnh, muốn điều trị thì có thể cho nái vào trong chuồng rồi khóa khung chuồng lại, nái sẽ chỉ ở một chỗ như trong chuồng đẻ truyền thống.
+ nói về lợi ích kính tế: một số người chăn nuôi cho biết khi áp dụng kiểu chuồng này thì kết quả là tỷ lệ đẻ tốt hơn, quá trình đẻ của nái diễn ra suôn sẽ và tỷ lệ tử vong thấp. Kết quả này rõ ràng tại trại mình làm, heo nái đẻ ít khi phải can thiệp trợ đẻ, nái đẻ vào ban đêm không cần ngừơi làm. Tỉ lệ đẻ 21con/nái, tỉ lệ cai sữa 13-14 con/nái cộng thêm những con heo con thừa từ nái mẹ nuôi. Một kết quả đáng để học hỏi.
Một số trang trại khác hiện đại hơn, họ gắn chíp cho lợn và quản lý đàn lợn trên máy tính, quản lý lượng ăn vào, lượng nước uống và số lần di chuyển của lợn, từ đó họ có thể đoán trước được vấn đề lợn gặp phải và có hướng giải quyết tốt hơn.Và khi nái đẻ cũng vậy, họ quản lý nái nuôi con như thế nào, nái ăn có tốt không,lượng sữa như thế nào từ đó quyết định có nên đổi nái cho heo con hay cho nái tiếp tục chăm sóc. Rất hiện đại, họ chỉ quan sát trên máy tinh và quyết định điều gì nên làm điều gì không. Ở trại mình thì vẫn quản lý bằng thẻ tai và cho ngừơi quan sát chứ chưa thử nghiệm gắn chíp.
Trên thế giới hiện tại có rất nhiều trang trại nuôi heo mang thai theo kiểu chuồng này, nếu không thật sự mang lại nhiều hiệu quả cho nhà chăn nuôi thì liệu họ có thay đổi không? Riêng bản thân tôi khi nuôi những con nái trong chuồng này, tôi thấy rất tiện lợi cho người nuôi, quản lý dễ đặc biệt khi heo nái đẻ thì việc hỗ trợ sản khoa đựơc giảm đi rất nhiều, công việc trong chuồng đẻ từ đó cũng dễ dàng hơn, tỉ lệ sống heo con cao, việc nuôi dưỡng cũng rất dễ dàng cho đến ngày cai sữa xuất bán và hơn hết, nái khỏe và đẻ nhiều lứa( có con đẻ đến lứa thứ 10 vẫn đựơc 18 heo con) , tỉ lệ loại thải nái thấp và chi phí chăn nuôi cũng giảm theo.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có các nhìn mới và chăn nuôi thành công hơn.
0 Nhận xét